Ứng dụng điện thoại Smartphone tìm điểm tọa độ

06-07-2016 Chưa có bình luận »

Có rất nhiều người đã sử dụng SmartPhone để dẫn đường đến một địa điểm nào đó nhưng dùng SmartPhone để dẫn đường đến một tọa độ nào đó thì có thể chưa phải ai cũng đã sử dụng!

Sau một thời gian thực hiện dự án 513 trên địa bàn huyện Nghi Lộc, đội địa giới chúng tôi đã áp dụng phương pháp này trong công tác tìm mốc địa giới, đo GPS mốc địa giới hành chính và đã có kết quả khả quan.

Thực tế sản xuất hiện nay, việc tìm điểm tọa độ ngoài thực địa thường được dùng bằng GPS cầm tay. Ưu điểm của máy GPS này là có độ chính xác tương đối cao (bán kính khoảng vài mét) nhưng bên cạnh đó nó cũng còn có một số hạn chế trong thực tế sản xuất. Số lượng máy GPS cầm tay là hạn chế và nhược điểm GPS cầm tay chỉ cho chúng ta biết được hướng đi về tọa độ nhập trước bằng la bàn chỉ hướng nên làm tốn thời gian và công sức tìm đường di chuyển đến điểm cần tìm, thao tác không thuận tiện, hao tốn pin. Trong công tác triển khai đo mốc địa giới hành chính, việc này sẽ gây tốn thời gian tìm đường đến điểm mốc, kéo dài thời gian đo do các mốc thường cách xa nhau khoảng vài kilomet thậm chí vài chục kilomet.

Việc ứng dụng GPS trên điện thoại di động mặc dù cho độ chính xác không cao bằng GPS cầm tay (trong bán kính khoảng 5 mét) nhưng đã khắc phục được các nhược điểm nêu trên của GPS cầm tay và vẫn đáp ứng được yêu cầu của công việc. Ưu điểm nổi bật của phương pháp tìm kiếm này là có thể chỉ đường đến tọa độ cần tìm theo con đường ngắn nhất, tiết kiệm và thao tác đơn giản.

Hệ tọa độ GoogleMap sử dụng trên điện thoại di động là WGS84 và nhập liệu bằng tọa độ địa lý (B,L) trong khi đó các loại bản đồ đồ của nước ta hiện nay lại sử dụng hệ tọa độ Vn2000 và tọa độ phẳng (X,Y). Vậy chúng ta cần phải chuyển đổi hệ tọa độ và tọa độ phù hợp với môi trường của GoogleMap.

Dưới đây là quá trình chuyển đổi và áp dụng trong công tác tìm mốc địa giới hành chính. Để thực hiện thao tác chuyển đổi này, chúng ta nên sử dụng công cụ ArcGIS để thuận tiện hơn trong thao tác chuyển đổi và quản lý dữ liệu không gian và thuộc tính.

Trình tự chuyển đổi như sau:

Bước 1: Xử lý bản đồ phân mảnh chứa kí hiệu mốc của địa bàn đang thi công

Chúng ta nên chỉ để lại các dữ liệu về đường, các điểm mốc và tên xã. Kí hiệu mốc phải được gắn vào đúng tọa độ, giảm thiếu tối đa sai sót do dữ liệu đầu vào.

t1

Bước 2: Dùng ArcCatalog trong bộ phần mềm ArcGIS để lấy dữ liệu từ bản đồ có được từ bước 1

Chúng ta tạo một tệp tin chứa dữ liệu của bản đồ mình đang thực hiện và chỉ nên lấy dữ liệu dạng đường, dạng điểm và dạng text.

t2

Bước 3: Dùng công cụ ArcMap chuyển đổi hệ tọa độ

Dùng công cụ Arcmap và Module hỗ trợ ArcCoord chuyển đổi dữ liệu vừa lấy đượng từ tọa độ Vn2000 sang WGS84 của GoogleMap.

t3

Bước 4:  Hoàn thiện bảng tọa độ điểm mốc theo tọa độ địa lý

Chọn bảng thuộc tính của lớp dữ liệu dạng điểm, dùng công cụ Calculate Geometry tính đổi hệ tọa độ phẳng sang tọa độ địa lý chúng ta sẽ có được tọa độ cần tìm.

t4

Bước 5: Ứng dụng tìm mốc bằng GPS  điện thoại di động Smartphone

Bật GPS của điện thoại di động, sau đó vào ứng dụng bản đồ, chọn mục chỉ đường. Chỉ đường từ vị trí hiện tại với điểm đến là tọa độ có được từ kết quả ở trên. Nhập theo cú pháp “vĩ độ,kinh độ” ví dụ “18.71084,105.74509”  và chọn “Điều hướng” điện thoại sẽ chỉ đường, cập nhật liên tục ví trí và đưa chúng ta đến mốc cần tìm một cách ngắn nhất.

t5

TH: Hồ Công Lưu

Comments are closed.