Một số bất cập về định mức và quy phạm kỹ thuật

14-09-2018 Chưa có bình luận »
Một số bất cập về định mức và quy phạm kỹ thuật

          Hoạt động đo đạc lập bản đồ địa chính có vai trò quan trọng nhất trong các bước lập hồ sơ địa chính. Việc ban hành quy trình kỹ thuật (Quy phạm) và định mức kinh tế cho nội dung công việc này là hết sức quan trọng và phải phù hợp với từng thời điểm. Qua một thời gian thực hiện Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT ngày 20/7/2017, chúng tôi thấy một số bất cập sau, mong các đồng nghiệp cùng cho ý kiến, đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền ở Bộ Tài nguyên và Môi trường.

          Khi thực hiện Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 05/7/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TT 25/2014), trong phần đo đạc lập bản đồ địa chính có một số công việc phát sinh so với quy định tại Thông tư số 55/2013/TT-BTNMT ngày 30/12/2013 (TT 55/2013) và các quy định trước đó như sau:

– Tại điều 11, mục 2.2: “Trường hợp trên giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất có sơ đồ thể hiện ranh giới thửa đất nhưng khác với ranh giới thửa đất theo hiện trạng khi đo vẽ thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất phải thể hiện ranh giới theo hiện trạng và ranh giới theo giấy tờ đó”; mục 2.3: “Trường hợp ranh giới thửa đất đang có tranh chấp thì trên Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất thể hiện đồng thời theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và theo ý kiến của các bên liên quan”;

– Tại điều 12 mục 3.1: “Trường hợp có giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất thể hiện rõ ranh giới thửa đất (có kích thước cạnh hoặc tọa độ đỉnh thửa đất) nhưng ranh giới thửa đất trên thực địa đã thay đổi so với giấy tờ đó thì trên bản đồ địa chính phải thể hiện cả đường ranh giới thửa đất theo giấy tờ đó (bằng nét đứt) và ranh giới thửa đất theo hiện trạng (bằng nét liền). Đơn vị đo đạc phải thể hiện sự thay đổi về ranh giới thửa đất trong Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất lập theo mẫu quy định tại Phụ lục số 12 kèm theo Thông tư này; đồng thời lập danh sách các trường hợp thay đổi ranh giới thửa đất gửi Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với thửa đất do tổ chức sử dụng) nơi có thửa đất để xử lý theo thẩm quyền.” 

– Tại phụ lục 1, mục 6, số ký hiệu 8, tên ký hiệu e  ký hiệu bản đồ yêu cầu thể hiện diện tích tính chi tiết các phần theo giấy tờ pháp lý đã có, tức phát sinh tính diện tích và biên tập các phần diện tích chênh lệch giữa giấy tờ pháp lý và hiện trạng.v.v…

          Thực hiện các yêu cầu này mất rất nhiều công sức. Tuy nhiên, theo định mức kinh tế kỹ thuật ban hành tại Thông tư số 14/2017/TT-BTNMT ngày 20/7/2017 (TT 14/2017) so với tại Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT ngày 27/12/2013 (TT 50/2013) của Bộ Tài nguyên và Môi trường định mức thực hiện các nội dung này hầu hết giảm, cụ thể:

(Xem bảng so sánh dưới đây)

Bảng so sánh định mức lao động đo đạc thành lập BĐĐC

Untitled

          Chỉ với các chỉ số định mức so sánh giữa TT 14/2017 và TT 50/2013 cho thấy định mức theo TT14/2017 công tác đo đạc ngoại nghiệp tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000 thấp hơn nhiều, tỷ lệ 1/2000 và công tác biên tập vẫn không tăng so với TT 50/2013 tỷ lệ 1/2000 và 1/10.000 thì định mức giữ nguyên. Điều này là rất bất cập bởi công nghệ đo đạc thành lập bản đồ địa chính từ năm 2010 đến nay hầu như không tiến bộ gì lớn trong đo đạc trực tiếp thành lập tỷ lệ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ 1/2000 trở lên.

          Vì vậy, mong các đồng nghiệp cùng lên tiếng, thảo luận nhằm có sự điều chỉnh phù hợp, nâng cao chất lượng công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính.

Công Dần – Hoài Thu

Comments are closed.