Công tác tư vấn lập hồ sơ Địa giới hành chính xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn và các liên quan

02-02-2015 Chưa có bình luận »

Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Nghệ an công tác quản lý địa giới hành chính và giải quyết tranh chấp đất đai đạt được nhiều thành quả. Nổi bật nhất là việc giải quyết dứt điểm tranh chấp Tuyến ĐGHC giữa xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn và xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương. Được sự quan tâm của tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, ngày 15/7/2013 UBND tỉnh ra Công văn số 4746/UBND-NN  về việc giao cho Sở Nội vụ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi Trường, UBND huyện Đô Lương, UBND huyện Anh Sơn, và UBND các xã Giang Sơn Tây, Ngọc Sơn, Lam Sơn, Tào Sơn hiệp thương thống nhất phương án giải quyết tuyến ĐGHC giữa các xã, tổ chức cắm mốc ranh giới làm cơ sở cho quản lý nhà nước về đất đai theo quy định hiện hành.

          Thực hiện Công văn số 721/SNV.XDCQ ngày 18/6/2013 của Sở Nội vụ về việc giải quyết dứt điểm các điểm tranh chấp liên quan đến ĐGHC giữa xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn và xã Ngọc Sơn, huyện Đô Lương. Đơn vị thi công là Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên Môi trường tổ chức thực hiện thu thập hồ sơ, khảo sát, xác định rõ các điểm đặc trưng, vị trí cắm mốc mới, Trên các tuyến ĐGHC xã Tào Sơn với các xã có đường địa giới liên quan của hai huyện.

 Trung tâm xác định đây là công việc phức tạp, khó khăn và hết sức nhạy cảm, nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ, chất lượng của cấp trên giao. Tuyến ĐGHC giữa xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn và các xã Ngọc Sơn, Lam Sơn, Giang Sơn Tây, huyện Đô Lương đã xảy ra tranh chấp từ những năm 1980 đến đầu những năm 1990 diễn ra rất gay gắt, xung đột giữa cán bộ và nhân dân hai bên. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thành lập nhiều đoàn công tác xuống trực tiếp phối hợp với cấp uỷ và chính quyền các huyện, xã liên quan để xử lý, nhân dân hai huyện và các xã lúc đó không cùng quan điểm giải quyết, dẫn đến không đi đến thống nhất tuyến ĐGHC giữa hai xã, hai huyện cả trên bản đồ và thực địa.

Để giải quyết vấn đề này, Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2562/QĐ.UBND ngày 30/9/1995 phân định tuyến ĐGHC giữa 2 huyện Anh Sơn và Đô Lương. Trên cơ sở Quyết định này, Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 364/CT đã tổ chức thành lập bộ hồ sơ và bản đồ ĐGHC cho các huyện, xã liên quan. Tuy vậy sau khi hồ sơ, bản đồ ĐGHC của các xã đã được lập xong Chủ tịch UBND xã Tào Sơn huyện Anh Sơn và các xã Ngọc Sơn, Lam Sơn, Giang Sơn huyện Đô Lương vẫn không thống nhất ký xác nhận pháp lý vào hồ sơ và bản đồ theo quy định. Do vậy các mốc địa giới trên thực địa vẫn chưa được tổ chức cắm mốc theo quy định. UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND hai huyện và các xã liên quan tuân thủ nghiêm túc tuyến địa giới được UBND tỉnh phân định giữa hai bên.

Do hồ sơ, bản đồ ĐGHC của các đơn vị chỉ mới dừng lại mô tả trên giấy, chưa tổ chức phân định, xác định cụ thể các điểm đặc trưng, chưa tổ chức cắm mốc giới trên thực địa nên công tác quản lý ĐGHC cũng như sử dụng đất đai của hai huyện gặp nhiều khó khăn. Tình trạng lấn chiếm đất đai, phát đốt phá rừng làm nương rẫy, xâm phạm ĐGHC giữa các bên thường xuyên xảy ra có lúc có nơi đã xảy ra mâu thuẫn sâu sắc, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị an ninh trật tự, an toàn xã hội giữa các địa phương.

Từ những lý do trên việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến ĐGHC giữa các địa phương, phân định rõ tuyến địa giới hành chính, tăng dày mốc, cắm mốc ĐGHC trên thực địa và lập mới bộ hồ sơ và bản đồ địa giới hành chính cho các xã Tào Sơn huyện Anh Sơn và xã Lam Sơn, Ngọc Sơn, Giang Sơn (hiện nay là xã Giang Sơn Tây) huyện Đô Lương là việc làm rất cấp thiết và trải qua nhiều công đoạn. Cụ thể như sau:

 + Tham gia và tiếp nhận các kết quả giải quyết tranh chấp của cấp thẩm quyền. Tổ chức khảo sát thực địa và đề ra giải pháp tổ chức thực hiện.

+ Điều tra thu thập phân tích các số liệu hiện có của xã Tào Sơn, Lạng Sơn huyện Anh Sơn và xã  Ngọc Sơn, Lam Sơn Huyện Đô Lương.

+ Đi sâu khảo sát thực địa, nắm rõ nguồn gốc lịch sử đất đai, kiểm tra hồ sơ bản đồ 364 và các loại bản đồ hiện có để xác định vùng nào dùng bản đồ nào để giải quyết. Từ đó Phân định rõ tuyến ĐGHC của các xã trên thực địa và bản đồ.

+ Xác định các vị trí cắm mốc ở thực địa, đúc mốc, chôn mốc, đo tọa độ mốc và chuyển vẽ các tuyến ĐGHC lên bản đồ theo quy định.

+ Lập mới bộ hồ sơ ĐGHC xã Tào Sơn, Lạng sơn huyện Anh Sơn, xã Lam Sơn, Ngọc Sơn huyện Đô Lương.

+ Sau 10 tháng tổ chức thi công với lực lượng chuyên sâu, trang thiết bị hiện đại, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sở Nội vụ, sở Tài nguyên và Môi trường, UBND hai huyện Đô Lương và Anh Sơn Trung tâm đã phối hợp với các xã liên quan hoàn thành khối lượng công việc. Sản phẩm bao gồm: bộ hồ sơ bản đồ ĐGHC của 4 xã: Tào Sơn, Lạng Sơn huyện Anh Sơn, xã Ngọc Sơn, xã Lam Sơn huyện Đô Lương. Được các cấp thẩm quyền ký xác nhận và đem vào sử dụng.

TH: Phạm Kim Cương

Comments are closed.