Thực hiện chủ trương của BTV Tỉnh uỷ Nghệ An tại Chỉ thị 08/CT-TU Ngày 08/5/2012 về việc đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp tại huyện Anh Sơn, tỉnh nghệ an

03-02-2015 Chưa có bình luận »

Ngày 08/5/2012 BTV Tỉnh uỷ Nghệ An ban hành Chỉ thị 08/CT-TU về việc đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển SX quy mô lớn trong nông nghiệp trên toàn tỉnh. Để cụ thể hóa chủ trương đã đề ra, Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành một số văn bản Quyết định số 3108/QĐ-UBND.ĐC ngày 16/8/2012 về việc thành lập Ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa; Quyết định số 3121/ QĐ–UBND.ĐC ngày 17/8/2012 về việc thành lập tổ chuyên môn giúp việc cho ban chỉ đạo dồn điền; Quyết định số 2928/QĐ-UBND.ĐC ngày 06/8/2012 ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện cuộc vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa”. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 484 /QĐ-STNMT ngày 19/ 10/ 2012 về việc thành lập tổ thư ký giúp việc cho cơ quan thường trực Ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa; Hướng dẫn số 2387/ STNMT-QLĐĐ ngày 15/8/2012 Tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa.

     Để thực hiện có hiệu quả chủ trương đã đề ra, Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường với nhiệm vụ được lãnh đạo sở giao có 5 thành viên tham gia tổ giúp việc. Với sự chỉ đạo xuyên suốt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở ban ngành, các địa phương trong toàn tỉnh đã bước đầu cơ bản hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Được sự phân công nhiệm vụ là thành viên tổ thư ký giúp việc cho cơ quan thường trực Ban chỉ đạo dồn điền, đổi thửa tại hai huyện Anh Sơn, huyện Con Cuông, công tác triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa tại hai huyện này khá hiệu quả, nội bật có xã Tào sơn huyện Anh Sơn. Sau thời gian khi thực hiện chuyển đổi theo Chỉ thị số 02 ngày 04/8/2011 của BCH tỉnh ủy Nghệ an các nội dung vẫn còn dở dang, Đảng bộ huyện Anh Sơn đã có Nghị quyết số 03-NQ/HU và Đề án của UBND huyện (Ban hành kèm theo Quyết định số 2750/QĐ-UBND ngày 10/8/2011) về việc tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất, trong quá trình thực hiện chưa hoàn thành theo Nghị quyết 03 của Huyện ủy Anh Sơn. Ngày 08/5/2012 BTV Tỉnh uỷ Nghệ An ban hành Chỉ thị 08/CT-TU về việc đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển SX quy mô lớn trong nông nghiệp trên toàn tỉnh.

     Qua quá trình tổ chức họp bàn đến từng xóm, đến tận người dân với bao khó khăn, vất vả trong quá trình vận động nhân dân “dồn điền, đổi thửa” xây dựng Nông thôn mới. Đối với khu vực trung du miền núi nhiều vùng đất ruộng bậc thang, sau chuyển đổi năm 2003 đất sản xuất nông nghiệp ở các thôn vẫn đang phân tán trên nhiều vùng khác nhau, sản xuất xen kẽ nhau trên các xứ đồng theo kiểu cài răng lược diện tích bình quân mỗi thửa nhỏ (dưới 350 m2). Sau khi vận động được sự đồng thuận cao của nhân dân đến nay với kết quả đã đạt được Từ bình quân mỗi hộ gia đình có từ 9 đến 11 thửa đất thì sau khi chuyển đổi đã giảm xuống mỗi hộ gia đình có 6 đến 7 thửa, so với trước chuyển đổi đã giảm được 4 – 5 thửa trên mỗi hộ gia đình, khu vực sản xuất cơ bản được liền vùng tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng năng suất trên một đơn vị diện tích, Các tuyến bờ vùng có độ rộng 4-5m, bờ thửa có độ rộng trên 1m-2m rất thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất, chăm bón, thu hoạch.

     * Một số Khó khăn và nguyên nhân:

       – Thực trạng ruộng đất trước chuyển đổi của 01 số Thôn còn phân tán trên nhiều vùng khác nhau, sản xuất xen kẽ nhau trên các xứ đồng theo kiểu cài răng lược; các hộ tặng cho như cha cho con, hộ này cho hộ khác nhưng chưa làm hồ sơ biến động nên quá trình kiểm kê rà soát số liệu phục vụ chuyển đổi gặp khó khăn, mất nhiều thời gian.

      – Trên bản đồ sau khi đo đạc lại đã có số thửa nhưng quá trình sản xuất nhiều hộ dân đã tự chuyển đổi và xóa các bờ thửa nên việc giao đất trên bản đồ và khi thực địa cũng gặp khó khăn.

      – GTTL nội đồng trước khi thực hiện chuyển đổi chưa đảm bảo (kể cả số tuyến cũng như chiều rộng) nên rất khó khăn trong việc vận chuyển sản phẩm làm ra.

     * Một số bài học kinh nghiệm và cách làm:

      – Công tác tuyên truyền quán triệt chủ trương phải đi đầu, nhuần nhuyễn từ cán bộ trước đến đảng viên, đến nhân dân (Đã là chủ trương, có Nghị quyết, có Chỉ thị của Đảng rồi thì không bàn làm hay không làm nữa mà quán triệt là phải làm và quyết tâm làm bằng được, nếu khó khăn thì tập trung bàn giải pháp thực hiện).

      – Đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn phải nhiệt tình, trách nhiệm cao, đặc biệt là thái độ lãnh đạo, chỉ đạo của Bí thư, Chủ tịch phải kiên quyết, bộ phận chuyên môn phải tinh thông nghiệp vụ, tận tâm, tận tụy với công việc, tranh thủ tối đa ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ để tập trung vào công tác chuyên môn về CĐRĐ; Cán bộ được phân công chỉ đạo thì phải bám sát cơ sở kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn và giúp thôn về nghiệp vụ; Bí thư, trưởng thôn phải thật sự nhiệt tình, lăn xả với công tác công tác CĐRĐ; động viên các thành viên trong tiểu ban CĐRĐ của thôn tham gia tích cực trách nhiệm cùng với BT, trưởng thôn.

      – Quá trình xây dựng dự thảo, lấy ý kiến và phê duyệt Phương án chuyển đổi phải chu đáo và được cán bộ, đảng viên, nhân dân thảo luận một cách dân chủ, công khai.

      + Ngay từ đầu khi xây dựng phương án phải đầu tư trí tuệ để xây dựng 01 phương án có tính khả thi cao theo tình hình thực tế của địa phương;

      + Việc tổ chức lấy ý kiến thì nên lấy ý kiến từ trên xuống bởi vì vừa tranh thủ trí tuệ của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên trước rồi đến nhân dân nhưng lại vừa mang tính quán triệt từ trên xuống, để khi đưa ra nhân dân bàn bạc thảo luận thì cán bộ, đảng viên phải là người đã được bàn và nhất trí trước từ đó không có ý kiến nói ngược mà phải có trách nhiệm phân tích, giải thích cho nhân dân;

      + Ngoài Phương án của xã thì phải có Phương án của thôn để cụ thể hóa cách làm của từng thôn nhưng một yêu cầu đặt ra là phương án của thôn không được thay đổi mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và nguyên tắc trong phương án của xã;

      + Phương án đã xây dựng và phê duyệt thì phải bám vào mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tắc để làm (tuyệt đối không bàn một đường làm một nẻo).

     * Nguyên nhân của thành công:

      – Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, huyện ủy, UBND huyện và các sở, ban ngành có liên quan đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm khắc phục kịp thời nhưng nội dung chưa thực hiện được.

      – Nhân dân sau khi được các cấp, các ngành, lãnh đạo địa phương quán triệt nội dung chuyển đổi tạo điều kiện cho việc đưa cơ giới hóa vào trong nông nghiệp, tăng năng suất nâng cao đời sống nên có sự đồng thuận cao (cán bộ, đảng viên đi trước, để vận động nhân dân thực hiện); BCĐ, Tổ chuyên môn, các tiểu ban thôn phải nhiệt tình, trách nhiệm cao; tổ chức thực hiện từ khi bắt đầu triển khai cho đến khi kết thúc phải dân chủ, công khai, chặt chẽ.

     * Kiến nghị đề xuất: 

      Sau chuyển đổi ruộng đất mặc dù tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình không thay đổi nhưng vị trí thửa đất (số thửa, tờ bản đồ, diện tích từng thửa) thay đổi so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ (Đo đạc chính quy năm 2005). Vì vậy đề nghị UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An, UBND huyện Anh Sơn và các cấp, ngành có liên quan tạo điều kiện cho xã Tào Sơn được đo đạc lại Bản đồ địa chính để phục vụ công tác kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất, giúp nhà nước tăng cường năng lực quản lý đất đai, người sử dụng đất có điều kiện thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật.

     * Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện

tqt1

Nhân dân phấn khởi làm giao thông nông thôn

tqt2

                          Hệ thống giao thông thủy lợi đã được quy hoạch

                                                                                                                                                                                                                                                                                                            TH: Trần Quốc Tuấn – TP Kỹ thuật – Nghiệp vụ

Comments are closed.